Wednesday, September 3, 2014

Nén dữ liệu là gì ? THDC_SIE_20141_DangVuDuc_20138674 baitaptuan2

1.     Nén dữ liệu là gì?
 Nén(compression) là phương pháp mã hoá dữ liệu số nhằm làm giảm dung lượng và giảm đòi hỏi băng thông để truyền đi.  Thực chất của việc này chính là sử dụng một thuật toán giúp loại bỏ những phần tử được cho là không có ích trên một nội dung đa phương tiện để làm cho nó nhỏ hơn. Có hai phương pháp nén căn bản: nén có thất thoát (lossy), trong đó một số dữ liệu sẽ bị mất khi các tập tin được giải nén; nén bảo toàn (lossless), không làm mất dữ liệu khi tập tin được phục hồi định dạng gốc.

* Nén mất dữ liệu (lossy compression): Hay gặp nhất trong công nghệ thông tin là nén hình ảnh và âm thanh. Có nhiều giải thuật được đặt ra để đáp ứng yêu cầu giảm thiểu kích thước của file ảnh sao cho vẫn duy trì được chất lượng ở mức độ chấp nhận được. Những giải thuật này đều dựa trên nền tảng là loại bớt những màu mà mắt người không hoặc khó cảm nhận được, chỉ giữ lại những màu chủ yếu thực sự ảnh hưởng tích cực lên khả năng cảm nhận màu của mắt. Nếu đã từng biên tập hình ảnh bằng Photoshop, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt khá lớn giữa bảng màu chuẩn và bảng màu dùng cho hình ảnh tải lên web, tức là hình nén đấy. Trong bảng màu web, các màu trung gian, chuyển tiếp đã bị lược bỏ mất, thay vào đó là các màu tương đương cận kề. Tuy 2 bảng màu này dễ phân biệt như vậy nhưng khi xem một hình ảnh bạn không dễ dàng nhận biết được đó là file .bmp (chưa nén), .gif hay .jpg (ảnh nén). Còn một cách nữa cũng sử dụng kiểu mất dữ liệu để nén hình là giảm độ phân giải, tức là bớt số điểm ảnh trên một inch (dots per inch - dpi). Cách này khi được sử dụng, tùy trường hợp mà phải gia giảm cho phù hợp. Độ phân giải cao quá thì phí chỗ, nhưng giảm đi nhiều quá thì bị “vỡ hình”.

Đối với âm thanh, có nhiều chuẩn nén khác nhau như: Windows Media, MP3, Real G2, Liquid Audio, ACC, nhưng thông dụng nhất hiện nay là MP3. Nén theo chuẩn MP3, kích thước file audio có thể được thu nhỏ đi 8 lần so với kích thước ban đầu. Để làm được như vậy, người ta sử dụng một kỹ thuật gọi là lấy mẫu âm, thử nghiệm rồi bỏ bớt những tone mà tai người không nghe được hoặc kém nhạy. Do đó, chất lượng âm của MP3 rất khó phân biệt với âm của đĩa CD chuẩn. Hiện nay một chuẩn cải tiến của MP3 là MP3pro còn làm hơn thế. Nó tiến hành mã hóa sóng âm có tần số thấp bằng kỹ thuật mp3 và tạo phần sóng có tần số cao bằng kỹ thuật SBR. Khi phát lại sẽ kết hợp 2 phần sóng này với nhau thành nguồn âm đầy đủ, khắc phục được tình trạng file MP3 mất âm tần số cao khi truyền tải bằng modem quay số.

* Nén không mất dữ liệu (lossless compression): Dữ liệu, đặc biệt là văn bản, đồ họa luôn chứa trong nó những chuỗi thông tin giống hệt nhau lặp đi lặp lại. Việc nén dữ liệu được thực hiện bằng cách thay thế nhiều ký tự thông tin lặp đi lặp lại bằng các ký tự khác, và tạo ra chỉ một bản sao của những đoạn dữ liệu bị lặp lại này. Cũng có cách khác tỉ mỉ hơn là dùng những mã có độ dài khác nhau mã hóa cho các ký tự khác nhau giúp cho các ký tự này chiếm ít chỗ hơn. Cách gì thì cách nhưng phải làm sao vừa thu nhỏ được kích thước file vừa giữ được sự toàn vẹn của dữ liệu.

2.     Ưu nhược điểm của các thuật toán nén dữ liệu:

2.1: Mã hóa độ dài hàng loạt (Run-length encoding):
Loại dư thừa đơn giản nhất trong một tập tin là các đường chạy dài gồm các kí tự lặp lại, điều này thường thấy trong các tập tin đồ hoạ bitmap, các vùng dữ liệu hằng của các tập tin chương trình, một số tập tin văn bản... 


Ví dụ, xét chuỗi sau: 
AAAABBBAABBBBBCCCCCCCCDABCBAAABBBBCCCD 
Chuỗi này có thể được mã hoá một cách cô đọng hơn bằng cách thay thế chuỗi kí tự lặp lại bằng một thể hiện duy nhất của kí tự lặp lại cùng với một biến đếm số lần kí tự đó được lặp lại. Ta muốn nói rằng chuỗi này gồm bốn chữ A theo sau bởi ba chữ B rồi lại theo sau bởi hai chữ A, rồi lại theo sau bởi năm chữ B... Việc nén một chuỗi theo phương pháp này được gọi là mã hoá độ dài loạt. Khi có những loạt dài, việc tiết kiệm có thể là đáng kể. Có nhiều cách để thực hiện ý tưởng này, tuỳ thuộc vào các đặc trưng của ứng dụng (các loạt chạy có khuynh hướng tương đối dài hay không ? Có bao nhiêu bit được dùng để mã hoá các kí tự đang được mã ?). 
Nếu ta biết rằng chuỗi của chúng ta chỉ chứa các chữ cái, thì ta có thể mã hoá biến đếm một cách đơn giản bằng cách xen kẻ các con số với các chữ cái. Vì vậy chuỗi kí tự trên được mã hoá lại như sau: 
4A3BAA5B8CDABCB3A4B3CD 
Ở ÐÂY "4A" có nghĩa là "bốn chữ A"... Chú ý là không đáng để mã hoá các loạt chạy có độ dài 1 hoặc 2 vì cần đến hai kí tự để mã hoá. 
Ðối với các tập tin nhị phân một phiên bản được tinh chế của phương pháp này được dùng để thu được sự tiết kiệm ÐÁNG KỂ. Ý tưởng ở đây là lưu lại các độ dài loạt, tận dụng sự kiện các loạt chạy thay đổi giữa 0 và 1 để tránh phải lưu chính các số 0 và 1 đó. Ðiều này giả định rằng có một vài loạt chạy ngắn (Ta tiết kiệm các bit trên một loạt chạy chỉ khi độ dài của đường chạy là lớn hơn số bit cần để biễu diễn chính nó trong dạng nhị phân), nhưng khó có phương pháp mã hoá độ dài loạt nào hoạt động thật tốt trừ phi hầu hết các loạt chạy đều dài. 
Việc mã hoá độ dài loạt cần đến các biễu diễn riêng biệt cho tập tin và cho bản đã được mã hoá của nó, vì vậy nó không thể dùng cho mọi tập tin, điều này có thể hoàn toàn bất lợi, ví dụ, phương pháp nén tập tin kí tự đã được đề nghị ở trên sẽ không dùng được đối với các chuỗi kí tự có chứa số. Nếu những kí tự khác được sử dụng để mã hoá các số đếm, thì nó sẽ không làm việc với các chuỗi chứa các kí tự đó. Giả sử ta phải mã hoá bất kì kí tự nào từ một bảng chữ cái cố định bằng cách chỉ dùng các kí tự từ bảng chữ cái đó. Ðể minh hoạ, giả sử ta phải mã hoá bất kì một chuỗi nào từ một chữ cái đó, ta sẽ giả định rằng ta chỉ có 26 chữ cái trong bảng chữ cái (và cả khoảng trống) để làm việc. 
Ðể có thể dùng vài chữ cái để biểu diễn các số và các kí tự khác biểu diễn các phần tử của chuỗi sẽ được mã hoá, ta phải chọn một kí tự được gọi là kí tự "Escape". Mỗi một sự xuất hiện của kí tự đó báo hiệu rằng hai chữ cái tiếp theo sẽ tạo thành một cặp (số đếm, kí tự) với các số đếm được biểu diễn bằng cách dùng kí tự thứ i của bảng chữ cái để biểu diễn số i. Vì vậy, chuỗi ví dụ của chúng ta sẽ được biểu diễn như sau với Q được xem là các kí tự "Escape" 
QDABBBAABQHCDABCBAAAQDBCCCD 
Tổ hợp của kí tự "Escape", số đếm và một kí tự lặp lại được gọi là một dãy Escape. Chú ý rằng không đáng để mã hoá các đường chạy có chiều dài ít hơn bốn kí tự, vì ít nhất là cần đến ba kí tự để mã hoá bất kì một loạt chạy nào. 
Trong trường hợp bản thân kí tự "Escape" xuất hiện trong dãy kí tự cần mã hoá ta sử dụng một dãy "Escape" với số đếm là 0 (kí tự space) để biểu diễn kí tự "Escape". Như vậy trong trường hợp kí tự "Escape" xuất hiện nhiều thì có thể làm cho tập tin nén phình to hơn trước. 


Phương pháp mã hoá độ dài loạt thường được áp dụng cho các tập tin đồ hoạ bitmap vì ở đó thường có các mảng lớn cùng màu được biểu diễn dưới dạng bitmap là các chuỗi bit có đường chạy dài. Trên thực tế, nó được dùng trong các tập tin .PCX, .RLE. 
"ABRACADABRA" 
Nếu mã hoá chuỗi trên trong dạng mã nhị phân 5 bit ta sẽ có dãy bit sau: 
00001000101001000001000110000100100000010001010010 00001 
Ðể giải mã thông điệp này, chỉ đơn giản là đọc ra 5 bits ở từng thời điểm và chuyển đổi nó tương ứng với việc mã hoá nhị phân đã được định nghĩa ở trên. Trong mã chuẩn này, chữ D xuất hiện chỉ một lần sẽ cần số lượng bit giống chữ A xuất hiện nhiều lần. 
Ta có thể gán các chuỗi bit ngắn nhất cho các kí tự được dùng phổ biến nhất, giả sử ta gán: A là 0, B là 1, R là 01, C là 10 và D là 11 thì chuỗi trên được biễu diễn như sau: 
0 1 01 0 10 0 11 0 1 01 0 
Ví dụ này chỉ dùng 15 bits so với 55 bits như ở trên, nhưng nó không thực sự là một mã vì phải lệ thuộc vào khoảng trống để phân cách các kí tự. Nếu không có dấu phân cách thì ta không thể giải mã được thông điệp này. Ta cũng có thể chọn các từ mã sao cho thông điệp có thể được giải mã mà không cần dấu phân cách, ví dụ như: A là 11, B là 00, C là 010, D là 10 và R là 011, các từ mã này gọi là các từ mã có tính prefix (Không có từ mã nào là tiền tố của từ mã khác). Với các từ mã này ta có thể mã hoá thông điệp trên như sau: 
1100011110101110110001111 
Với chuỗi đã mã hoá này ta hoàn toàn có thể giải mã được mà không cần dấu phân cách. Nhưng bằng cách nào để tìm ra bảng mã một cách tốt nhất ? Vào năm 1952, D.Huffman đã phát minh ra một cách tổng quát để tìm ra bảng mã này một cách tốt nhất. 
- Bước đầu tiên trong việc xây dựng mã Huffman là đếm số lần xuất hiện của mỗi kí tự trong tập tin sẽ được mã hoá. 
- Bước tiếp theo là xây dựng một cây nhị phân với các tần số được chứa trong các nút. Hai nút có tấn số bé nhất được tìm thấy và một nút mới được tạo ra với hai nút con là các nút đó với giá trị tần số của nút mới bằng tổng tần suất của hai nút con. Tiếp theo hai nút mới với tần số nhỏ nhất lại được tìm thấy và một nút mới nữa lại được tao ra theo cách trên. Lặp lại như vậy cho đến khi tất cả các nút được tổ hợp thành một cây duy nhất. 
- Sau khi có cây nhị phân, bảng mã Huffman được phát sinh bằng cách thay thế các tần số ở nút đáy bằng các kí tự tương ứng. 
-Ưu điểm: đạt được hệ số nén cao (Hệ số nén tuỳ thuộc vào cấu trúc của các tập tin).
Nguyên tắc hoạt động của nó như sau: 
- Một xâu kí tự là một tập hợp từ hai kí tự trở lên. 
- Nhớ tất cả các xâu kí tự đã gặp và gán cho nó một dấu hiệu (token) riêng. 
- Nếu lần sau gặp lại xâu kí tự đó, xâu kí tự sẽ được thay thế bằng dấu hiệu của nó. 
Phần quan trọng nhất của phương pháp nén này là phải tạo một mảng rất lớn dùng để lưu giữ các xâu kí tự đã gặp (Mảng này được gọi là "Từ điển"). Khi các byte dữ liệu cần nén được đem đến, chúng liền được giữ lại trong một bộ đệm chứa (Accumulator) và đem so sánh với các chuỗi đã có trong "từ điển". Nếu chuỗi dữ liệu trong bộ đệm chứa không có trong "từ điển" thì nó được bổ sung thêm vào "từ điển" và chỉ số của chuỗi ở trong "từ điển" chính là dấu hiệu của chuỗi. Nếu chuỗi trong bộ đệm chứa đã có trong "từ điển" thì dấu hiệu của chuỗi được đem ra thay cho chuỗi ở dòng dữ liệu ra. Có bốn qui tắc để thực hiên việc nén dữ liệu theo thuật toán LZW là: 
-qui tắc 1: 256 dấu hiệu đầu tiên được dành cho các kí tự đơn (0 - 0ffh). 
-qui tắc 2: Cố gắng so sánh với "từ điển" khi trong bộ đệm chứa đã có nhiều hơn hai kí tự. 
-qui tắc 3: Các kí tự ở đầu vào (Nhận từ tập tin sẽ được nén) được bổ sung vào bộ đệm chứa đến khi chuỗi kí tự trong bộ đệm chứa không có trong "từ điển". 
-qui tắc 4: Khi bộ đệm chứa có một chuỗi mà trong "từ điển" không có thì chuỗi trong bộ đệm chứa được đem vào "từ điển". Kí tự cuối cùng của chuỗi kí tự trong bộ đệm chứa phải ở lại trong bộ đệm chứa để tiếp tục tạo thành chuỗi mới. 
Các loạt chạy dài có thể được cắt ra để mã hoá bằng nhiều dãy Escape, ví dụ, một loạt chạy gồm 51 chữ A sẽ được mã hoá như QZAQYA bằng cách dùng trên. 
- Ưu điểm: tiết kiệm đáng kể dung lượng file sau khi nén, dùng được cho các đoạn bit dài.
- Nhược điểm: không thể dùng được cho mọi loại tập tin.


2.2: Huffman:

Các tập tin của máy tính được lưu dưới dạng các kí tự có chiều dài không đổi là 8 bits. Trong nhiều tập tin, xác suất xuất hiện các kí tự này là nhiều hơn các kí tự khác, từ đó ta thấy ngay rằng nếu chỉ dùng một vài bit để biểu diễn cho các kí tự có xác suất xuất hiện lớn và dùng nhiều bit hơn để biểu diễn cho các kí tự có xác suất xuất hiện nhỏ thì có thể tiết kiệm được độ dài tập tin một cách đáng kể. Ví dụ, để mã hoá một chuỗi như sau: 
-Nhược điểm: bên nhận muốn giải mã được thông điệp thì phải có một bảng mã giống như bảng mã ở bên gửi, do đó khi nén các tập tin bé hệ số nén không được cao. 

2.3: LZW (Lempel-Zip & Welch):
Phương pháp nén LZW được phát minh bởi Lempel - Zip và Welch. Nó hoạt động đựa trên một ý tưởng rất đơn giản là người mã hoá và người giải mã cùng xây dựng bản mã. 
-Ưu điểm: bên nhận có thể tự xây dựng bảng mã mà không cần bên gửi phải gửi kèm theo bản tin nén. 

2.4: Burrows-Wheelers transform:
-Ưu điểm: vẫn giữ nguyên giá trị gốc không thay đổi, chỉ hoán vị.
- Nhược điểm: do chỉ hoán vị, giữ nguyên giá trị gốc nên kích thước giảm không nhiều.

2.5:  Chuẩn H.264/MPEG-4:
-Ưu điểm: nén được các file đa dạng, chất lượng video tốt hơn mà vẫn tiết kiệm, có thể xuất ra các cấu hình khác nhau. 

No comments:

Post a Comment