Saturday, February 22, 2014

Phân loại máy tính, và khả năng tính toán


Như các bạn biết, có rất nhiều thuật ngữ dùng để mô tả máy tính như PC, laptop, desktop, PDA, tablet,...
Mặc dù  đều có đầy đủ: bộ vi xử lý - CPU, RAM, màn hình, bàn phím,.. tuy nhiên lại khác nhau rất nhiều về kích thước và khả năng tính toán. Sau đây là tổng kết những loại máy tính cơ bản

1. Personal computer - PC

Personal computer (PC) - máy tính cá nhân: là các máy tính được thiết kế cho các như cầu sử dụng cơ bản của một người. Mặc dù cả máy Mac cũng là PC tuy nhiên phần lớn người dùng thường hiểu PC là những máy cài hệ điều hành Windows của Microsoft. (Thông thường các máy PC chỉ có một bộ vi xử lý.)

2. Desktop 

Đây là các máy tính cá nhân được thiết kế để cố định tại một vị trí, phần lớn các máy tính desktop có khả năng xử lý, lưu trữ lớn hơn các máy tính di động (laptop)

3. Laptop


Đây là các máy tính được thiết kế với mục đích mang đi nhiều nơi (dành cho những người luôn phải di chuyển khi làm việc, như những doanh nhân, người bán hàng ...). Laptop tích hợp tất cả màn hình, bàn phím, touchpad, mainboard, CPU, RAM, Speaker, Battery ... trong một kích thước chỉ như một quyển sách.

4. Netbook 

Đây là những máy tính có kích thước, và khối lượng nhỏ hơn cả Laptop, phục vụ những người mà phải di chuyển rất thường xuyên. Do giảm nhiều về kích thước nên khả năng xử lý của các máy netbook này kém nhiều so với laptop, giá thành của nó cũng rẻ hơn laptop (thường tầm 5-10tr).

Các máy netbook chỉ phục vụ cho các mục đích cơ bản như lướt web, soạn thảo văn bản, và nghe nhạc, xem film. Thường kích thước của các máy netbook <=11 inch.

5. PDA

Personal Digital Assistants (PDAs) - thiết bị trợ giúp kỹ thuật số dùng cho cá nhân: Đây là các máy tính kích thước rất nhỏ, khối lượng nhẹ, thường nằm gọn trong lòng bàn tay. Bộ nhớ của nó thường là Flash thay vì dùng ổ cứng như trên PC. Thường nó không có bàn phím vật lý, mà dùng màn hình cảm biến như là thiết bị input.

6. Workstation


Đây là các máy tính có khả năng xử lý mạnh hơn các máy PC (bộ vi xử lý mạnh hơn, màn hình tốt hơn, nhiều RAM, VGA tốt ...). thường các máy này dùng cho cá nhân, nhưng phục vụ cho các công việc cần nhiều năng lực tính toán hơn như thiết kế đồ họa, CAD/CAM, chơi game,...

7. Server 



Đây là các máy tính được thiết kế để phục vụ nhiều người dùng, hoặc máy tính khác qua mạng. Các máy tính này thường có nhiều bộ vi xử lý với khả năng tính toán nhanh, nhiều RAM, ổ cứng hơn các máy PC và Workstation. Kích thước của các máy server có thể rất lớn, tùy vào nhu cầu sử dụng


8. Mainframe

Đây là các máy tính có khả năng tính toán mạnh hơn server (thường được dùng trang các công ty, hoặc tổ chức lớn. vd ngân hàng hoặc phòng thí nghiệm), đôi khi nó còn được gọi là enterprise server. Kích thước của nó có thể bằng cả một phòng, hoặc thậm chí cả một tầng trong tòa nhà.


9. Supercomputer

Đây là các siêu máy tính với giá thành rất đắt (có thể lên tới vài triệu $). Các siêu máy tính này thường được trang bị để nghiên cứu những bài toán lớn như dự báo thời tiết, thí nghiệm hạt nhân, xử lý gen,...

Các máy tính này có thể không chạy nhiều chương trình đồng thời nhanh như mainframe, tuy nhiên khi chạy những chương trình đặc thù thì nó lại nhanh hơn mainframe nhiều lần.


10. Máy tính nhúng - embedded computer

Đây là các máy tính có kích thước rất nhỏ, với các chức năng cơ bản của máy tính (một số chức năng đôi khi còn bị giản lược để tiết kiệm diện tích, pin,...). Thường được gắn vào các thiết bị như kính mắt, đồng hồ, đồ chơi, quần áo, đồ gia dụng, đồ y tế, vũ khí ... Nó được dùng để hỗ trợ thực hiện các chức năng cơ bản như nhắn tin, email, quản lý, điều khiển ,...

Điện thoại: Ngày này các điện thoại thông minh đều có các chức năng cơ bản của một máy tính như lướt web, email, quản lý cơ sở dữ liệu, tính toán,.... Nó cũng được coi là các máy tính!

3 comments: