Thursday, February 27, 2014

Cấu tạo phần cứng máy tính để bàn - các thành phần cơ bản và chức năng


Cấu tạo phần cứng của một desktop gồm

1. Case

Case dạng đứng - tower

Là nơi để gắn tất cả các thành phần của máy tính như mainboard, VGA, GPU, HDD, DVD...
Case thường có 2 dạng là dạng đứng (tower) và dạng nằm

Ví dụ case ở trên nhình là dạng đứng
Các tham số của Case như
  • Case Type: ATX Mid Tower, SECC Steel
  • M/B Type: ATX, MicroATX, Baby AT
  • External Bay: 3x 5.25", 2x 3.5", Internal Bay: 4x 3.5"
  • Expansion Slots: 7
  • Front I/O Panel: 2x USB 2.0 Ports, 1x eSATA Port, Audio
  • Power Supply: None (Bottom Mounted)


Các tham số của case thường là số cổng USB, số khay chứa HDD và các kích thước hỗ trợ, số khe cắm mở rộng và kiểu nguồn mà nó hỗ trợ. Nếu quan tâm đến cả thẩm mỹ thì hình dáng case, và khả năng tản nhiệt cũng là vấn đề cần xem xét.

2. Nguồn - PSU Power Supply Unit


Cung cấp điện cho các thiết bị trong máy tính, thường được ví là trái tim của máy tính.

Các tham số cần quan tâm khi mua PSU là
  • Tên thương hiệu (Các thương hiệu nổi tiếng thì công suất thực sẽ chuẩn hơn, nguồn ổn định hơn)
  • Công suất tối đa của nguồn, ví dụ nguồn phía dưới có công suất tối đa là 750W (khi chọn nguồn nên chọn công suất vượt công suất tối đa của hệ thống khoảng 120%, vì các nguồn thường chỉ hoạt động tốt ở 80% công suất thiết kế, nếu quá nguồn sẽ rất nhanh hỏng)
  • Số lượng giắc kết nối (Pin): một số mainboard và VGA yêu cầu một số loại chân cắm đặc biệt (giắc 8 hoặc 4 chân)
  • Chuẩn của nguồn, thường thông dụng nhất cho desktop là nguồn kiểu ATX
PSU công suất tối đa 750W

3. Bo mạch chủ - motherboard


Đây là nơi cắm các thành phần quan trọng của máy tính như CPU, RAM, HDD, VGA, Sound Card...

Các cổng kết nối trên mainboard
Mainboard là thành phần quan trọng của máy, có rất nhiều thông số mà ta cần quan tâm như:

  • Tên hãng sản xuất (thường liên quan nhiều tới chất lượng, độ bền của mainboard), vd Asus, Gigabyte, Asrock,...
  •  Chipset (vd Intel Z77): cho ta biết  thông tin về khả năng của mainboard  như có thể cắm được bao nhiêu thanh RAM, hỗ trợ CPU nào.
    VD, chipset Intel Z77 hỗ trợ chip Intel LGA1155 thế hệ 3rd/2nd Intel Core i7 Processors
    Thông tin về số cổng USB 2.0, USB 3.0, Sata 2 hay sata 3, số khe cắm PCI mở rộng, số khe cắm card đồ họa - GPU (hoặc VGA).
    VD. chipset Z77 ở trên hỗ trợ cắm được 4 GPU, công nghệ AMD Quad-GPU CrossFireX
    Tốc độ Frontside Bus: Tốc độ càng cao thì có thể cắm các RAM tốt hơn
  • Ngoài ra là khả năng chạy OC của mainboard. Một số mainboard có hỗ trợ thêm khả năng chạy OC - ép xung CPU (tăng tốc đồng hồ CPU ở mức cao hơn mức được thiết kế để chạy thông thường)
  • Một số hãng sản xuất còn hỗ trợ thêm một số tính năng đặc biệt cho mainboard nữa như: tự động update firmware, chống shock điện,...


4. CPU - Bộ vi xử lý


Intel Core i7-4770K Quad-Core Desktop Processor 3.5 GHZ 8 MB Cache
CPU thực hiện các nhiệm vụ tính toán và điều khiển các thiết bị khác trong máy tính. Nó được ví như là bộ não của máy tính. Vì vậy khi mua nên chọn các CPU có cấu hình cao một chút. Các thông tin cần chú ý khi mua CPU là
  • Hãng sản xuất (hiện tại có 2 hãng chính là Intel và AMD): Việc lựa chọn tùy theo mainboard hỗ trọ loại chip nào, số socket - chân là bao nhiêu.
  • Tốc độ CPU: Hiện tại dòng CPU mới nhất của intel là core-i: i3, i5, i7. Trong đó i3 là cho dòng máy cấu hình thấp, i5 là cho máy cấu hình tầm trung, còn i7 dành cho các máy high end (chơi game, xử lý đồ họa,...)
  • Số nhân của CPU (hiện tại CPU ít nhất là 2 nhân trở lên), càng nhiều nhân thì xử lý các task đồng thời(chạy nhiều ứng dụng đồng thời) càng nhanh.
  • Dung lượng cache: Bộ nhớ cach là bộ nhớ đệm dùng để trao đổi dữ liệu giữa CPU và RAM, bộ nhớ đệm càng lớn thì tốc độ trao đổi càng nhanh.
  • Ngoài ra các CPU intel từ đời 3 trở lên đều tích hợp GPU bên trong, nếu bạn quan tâm tới OC thì cũng cần chú ý tới một số dòng như dòng K

 5. Bộ nhớ trong RAM

RAM dùng để lưu trữ dữ liệu tạm trong quá trình chạy của máy tính, dung lượng RAM càng lớn càng tốt. Hiện tại để sử dụng cho các ứng dụng cơ bản thì tầm 4GB là đủ, còn để chơi Game thì cần khoảng 8-16GB.

Các thông tin về RAM cần lưu ý khi chọn mua là

  • Hãng sản xuất: cũng như hãng sản xuất phần cứng, càng nổi tiếng thì chất lượng RAM càng đảm bảo
  • Dung lượng RAM
  • Tốc độ RAM: Thường bằng tốc độ của FrontsideBus trên mainboard là tốt nhất vì nó sẽ tận dụng hết khả năng của Mainboard (nếu lớn hơn thì tốc độ sẽ bị giảm về bằng tốc độ FrontsideBus )
  • Loại RAM: Hiện tại loại RAM thông dụng là DDR 3 với tốc độ từ 1000 MHZ trở lên. Việc hỗ trợ được loại RAM nào là do Mainboard quyết định. DDR3 và DDR2 không dùng chung lẫn nhau được.
  • Nếu bạn quan tâm tới OC thì cần để ý thêm về tản nhiệt RAM, khả năng chạy Dual RAM,...

6. Card màn hình - VGA


VGA chứa bộ xử lý đồ họa - GPU, thường thì với những dòng máy trung cấp hoặc thấp cập, các bộ xử lý đồ họa này sẽ được tích hợp lên main hoặc trong CPU 

VGA Nvidia QUADRO
Tuy nhiên, nếu muốn biến máy tính của mình thành cỗ máy giải trí, hoặc xử lý đồ họa thì bạn cần quan tâm tới một chiếc card màn hình cao cấp.

Ví dụ chiếc VGA bên cạnh có thông tin sau
  • Memory: 12GB GDDR5 384-bit
  • Graphic bus: PCIe 3.0 x16
  • NVIDIA CUDA Parallel Processor Cores: 2880
  • Display connectors: DVI-I, DVI-D, 2x DP

Thông tin về VGA khi mua gồm
  • Dung lượng bộ nhớ
  • Giao thức giao tiếp (PCIe  8x hoặc PCIe 16x version 1.0 2.0, 3.0). Hiện tại nhanh nhất là PCIe 3.0 x16.
  • Độ rộng băng thông dữ liệu (128bit, 256 bit, 384 bit hoặc 512 bit), giá trị này càng lớn thì GPU càng đọc và ghi được dữ liệu nhanh hơn.
  • Số nhân của bộ xử lý: Số nhân càng nhiều thì tốc độ xử lý càng nhanh.
  • Hiện tại có hai hãng sản xuất chip đồ họa lớn nhất là nVidia và ATi. Trong đó thường các chip Ati là cho xem phim, xử lý đồ họa 3D như CAD/CAM, mô phỏng, còn nVidia dành cho chơi game.

7. Ổ cứng - HDD

Ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài trên máy tính,
VD. Lưu trữ văn bản, các chương trình và phần mềm.

Tốc độ trao đổi dữ liệu của ổ cứng càng nhanh thì càng tốt vì bạn không phải chờ ít hơn để nạp chương trình vào RAM.

Một số thông số cần quan tâm khi mua HDD là
  • Dung lượng ổ cứng
  • Giao thức truyền dữ liệu (hiện tại là SATA 2: 3GBps, SATA 3: 6 GBps)
  • Số vòng quay (đo theo vòng/phút RPM): số vòng quay càng nhanh thì thời gian đọc và trao đổi dữ liệu càng nhanh, nhưng ổ cứng sẽ ồn và nóng hơn.

 8. Màn hình - monitor

Nếu bạn mua máy tính chỉ để phục vụ các mục đích cơ bản thì chỉ cần quan tâm tới kích thước màn hình là đủ (màn hình tầm 29 inch là vừa). Tuy nhiên nếu bạn dùng máy tính để xem film, chơi game, xử lý đồ họa thì cần để ý hơn tới các thông số màn hình như:
  • Độ phân giải tối đa
  • Độ sáng, độ tương phản của màn hình
  • Tốc độ đáp ứng xung của màn hình
  • Giao thức kết nối (VGA card, HDMI, DVI-D)
  • Kích thước toàn phần của màn hình (loại mỏng hay dày, viền rộng hay hẹp,...)

9. Các bộ phận khác của mính tính

  • Bàn phím, chuột: Nếu bạn là game thủ thì đây là hai thứ mà cần quan tâm đặc biệt. Tốc độ, độ nhạy chuột là yếu tố quan trọng, nhất là trong các game bắn súng.
  • Ổ DVD: Nếu bạn hay xem film thì cần cân nhắc mua ổ DVD hoặc Bluray 
  • Card âm thanh: Thường thì card này được tích hợp trên mainboard, nhưng nếu bạn muốn nghe nhạc ở chất lượng cao hơn, hoặc muốn xử lý, biên tập thì nên mua thêm card âm thanh gắn ngoài ở khe PCI mở rộng
  • Loa - Speaker: Nếu không phải với mục đích xem film, giải trí thì một bộ loa tầm trài trăm nghìn là đủ tốt với đại đa số người dùng.
  • Network Card - card mạng: Thường được tích hợp sẵn trên mianboard.
  • Quạt tản nhiệt cho GPU, CPU, Mainboard, tản nhiệt nước ... Nếu bạn muốn máy tính mình chạy êm, hoặc độ máy thành chiếc máy tính độc nhất vô nhị.

Sound card

Speaker

Mouse and keyboard

No comments:

Post a Comment